Thẻ phạt bóng đá là gì? Ý nghĩa của từng lại thẻ phạt

(GMT+7)

Thẻ phạt bóng đá đóng vai trò quan trọng trong bộ môn này. Các loại thẻ thường gặp chính là thẻ vàng – đỏ, cùng chuyên mục hậu trường tìm hiểu ý nghĩa qua bài viết dưới đây.

the-phat-bong-da-la-gi-y-nghia-cua-tung-lai-the-phat
Thẻ phạt bóng đá

Thẻ đỏ, thẻ vàng là gì?

Thẻ đỏ, thẻ vàng được gọi chung là một loại thẻ phạt dành cho những cầu thủ phạm lỗi trên sân. Loại thẻ phạt này thường được dùng để khiển trách, cảnh báo, xử phạt cầu thủ của đội bóng nào đó phạm lỗi ảnh hưởng đến trận đấu cũng như đối phương. Để đưa ra loại thẻ này trên sân, các trọng tài sẽ giơ bảng màu vàng hoặc đỏ tùy vào mức độ lỗi của cầu thủ. Sau đó, trọng tài sẽ chỉ tay về hướng cầu thủ phạm lỗi đó đang đứng.

Hành động này của trọng tài là một tín hiệu đặc trưng để giải thích về mặt ngôn ngữ cho khán giả, cầu thủ, nhân viên… trên khắp các quốc gia. Ban đầu, hai loại thẻ đỏ và thẻ vàng được làm từ chất liệu giấy bristol. Đây là loại giấy có khả năng chống ẩm mốc tốt khi tiếp xúc với điều kiện mưa gió, mồ hôi từ trọng tài lâu.

Hiện nay, hai loại thẻ phạt này được thay thế bằng chất liệu chính là nhựa plastic. Chất liệu này được sản xuất bởi quốc gia Thụy Sĩ. Liên đoàn bóng đá FIFA tín nhiệm loại thẻ này và đã cung cấp cấp chúng cho khoảng 450 trọng tài quốc tế. Hai loại thẻ đỏ, thẻ vàng loại này có ưu điểm đó là các ô ghi số áo của cầu thủ được chia sẵn.

Nếu một trong các cầu thủ đó phạm lỗi, trọng tài chỉ việc đánh dấu trên tấm thẻ phạt là xong. Tuy nhiên, hiện nay số áo của các cầu thủ quá cao, có lúc lên tới số 99 mà lại không theo thứ tự. Do đó, có nhiều trọng tài đã tự làm thẻ đỏ, thẻ vàng cho riêng mình để thuận tiện hơn trong việc sử dụng tại các trận đấu.

Nguồn gốc của thẻ phạt bóng đá màu vàng và đỏ

Thẻ vàng và thẻ đỏ được phát minh vào năm 1966 bởi một người tên Ken Aston, ông chịu trách nhiệm giám sát các trọng tài tại World Cup năm đó.

Vì sự đa dạng trong ngôn ngữ được nói tại giải bóng đá World Cup, ông đã thấy một số trường hợp không phải lúc nào cũng có thể giải thích rõ ràng cho cả cầu thủ đang thi đấu và khán giả về quyết định của trọng tài.

Sau đó, Aston đã đưa ra hệ thống thẻ có màu như chúng ta biết ngày nay. Hệ thống này lần đầu tiên được áp dụng vào giải bóng đá World Cup năm 1970 và hiện vẫn được sử dụng trong bóng đá và nhiều môn thể thao khác.

Các trường hợp áp dụng thẻ phạt bóng đá

Cách bắt lỗi bằng chiếc thẻ màu đỏ cũng được quy định rất rõ trong Điều 12 Luật bóng đá thế giới. Cầu thủ nào bị nhận thẻ màu đỏ từ trọng tài chính điều khiển trận đấu, đồng nghĩa với việc cầu thủ đó sẽ bị tước quyền thi đấu và phải rời khỏi sân ngay lập tức. Đội bóng có cầu thủ bị nhận thẻ đỏ hoàn toàn không có quyền thay người từ ghế dự bị mà phải tiếp tục thi đấu với đội hình 10 người. Và nếu đội bóng có 2 người bị thẻ đỏ thì phải thi đấu với 9 người,…

Loại thẻ này được áp dụng với tất cả các cầu thủ từ cầu thủ chính đến dự bị và thậm chí là cả HLV của đội bóng đang thi đấu. Nếu người nhận thẻ là thủ môn thì HLV vẫn có thể điều 1 cầu thủ khác vào thay thế và dĩ nhiên cũng có thể lấy thủ môn từ ghế dự bị.

Những hành vi sau bị xét phạt thẻ đỏ:

Cầu thủ phạm lỗi nghiêm trọng như: Cố ý dùng vũ lực để gây tổn thương cho các cầu thủ đội bạn.

Cầu thủ gây ra lỗi và nhận liên tiếp 2 thẻ vàng trong cùng 1 trận đấu.

Cầu thủ có hành vi bạo lực với không chỉ đội bạn mà với khán giả, trọng tài, đồng đội.

Cầu thủ ngăn cản cơ hội làm bàn của đối phương bằng tay (không phải thủ môn) tại vùng cấm địa đội mình.

Hành động xấu khạc nhổ vào bất kỳ người nào.

Cầu thủ cố tình phạm lỗi (diễn) để ngăn cản cơ hội ghi bàn thắng của đối phương.

Cầu thủ có những cử chỉ, ngôn ngữ mang ý lăng mạ, xúc phạm, sỉ nhục.

Thẻ phạt bóng đá đóng 1 vai trò rất lớn, thay thế cho sự giải thích lỗi phạt bằng ngôn ngữ của trọng tài cho các cầu thủ khác, khán giả theo dõi trận đấu,

Một số lưu ý luật thẻ đỏ, thẻ vàng trong bóng đá

Khi một đội bóng ghi bàn hay chiến thắng, các cầu thủ thường có những hành vi quá khích, không kiểm soát như cởi áo, leo lên hàng rào… Những hành động này có thể dễ bị nhận phạt thẻ vàng. Trong các tình huống như phạm lỗi ở pha tấn đầy hứa hẹn, chơi bóng bằng tay… thì việc xử phạt thẻ đỏ hay vàng nằm ở quyết định của trọng tài rất lớn.

Ở một số giải đấu bóng đá lớn, cầu thủ tích lũy thẻ vàng cho mình có thể khiến bản thân không đủ điều kiện được tham dự các trận đấu kế tiếp. Nếu cầu thủ vi phạm hai thẻ vàng thì có thể bị buộc ngừng thi đấu trận đấu đó. Khi đã bị đuổi khỏi sân thì cầu thủ không được phép ở tại khu vực kỹ thuật đội mình.

Ngoài ra, khi một cầu thủ nhận được thẻ đỏ trực tiếp không thông qua 2 thẻ vàng, nhiều trận đấu còn lại sẽ bị treo giò không được tham gia lượt kế tiếp. Mặt khác, nếu trong một trận, một đội bóng nhận được 5 thẻ đỏ thì bị xét thua luôn, dù kết quảbóng đá lúc đó là dẫn trước. Bởi số lượng các cầu thủ không đảm bảo được tối thiểu 7 người.

Sau khi cầu thủ đội bạn bị phạt thẻ đỏ hay thẻ vàng thì đội còn lại được hưởng luôn một quả đá phạt. Điều này sẽ giúp cho đội bóng đó tăng tỷ lệ chiến thắng của mình lên rất nhiều. Các đội bóng phải rất kiềm chế trong thi đấu mới không bị phạt thẻ bởi trọng tài.

Qua những chia sẻ của chúng tôi về nguồn gốc và ý nghĩa thẻ phạt bóng đá luật áp dụng… bạn đã hiểu rõ hơn về 2 loại thẻ này.

"Những thông tin của hậu trường bóng đá chỉ mang tính chất giải trí tham khảo không cổ xúy cho các hành vi phạm pháp, cảm ơn bạn đã theo dõi hết bài viết. "