Ashtanga Yoga là gì? Những bài tập trong Ashtanga Yoga

(GMT+7)

Ashtanga Yoga là gì? Cùng tìm hiểu chi tiết về Ashtanga Yoga và các bài tập trong loại hình yoga này ngay trong bài viết sau đây tại chuyên mục thể thao và sức khỏe nhé!

1. Ashtanga Yoga là gì

Ashtanga yoga là một hệ thống yoga được ghi lại bởi nhà hiền triết Vamasa Rishi trong yoga korunta. Loại hình yoga này bao gồm danh sách các nhóm asana khác nhau, cũng như giáo lý nguyên thủy về vinyasa, drishti, bandhas, mudras và triết học.

Ashtanga yoga bao gồm có 8 nhánh là yama, niyama, asana, pranayama, pratyahara, dharana, dhyana, samadhi. 8 nhánh này của yoga sẽ giúp người tập yoga có cuộc sống kỷ luật hơn.

Mục đích của ashtanga yoga là nhằm kiểm soát hơi thở và tạo ra sự thiền định khi di chuyển. Trình tự thiết lập của loại hình luyện tập này đó là một dòng chuyển động nhất quán được thiết kế để kéo giãn, tăng cường sức mạnh và hơi thở, đồng thời giúp năng lượng luân chuyển trong cơ thể một cách dễ dàng hơn.

Ashtanga Yoga là gì? Những bài tập trong Ashtanga Yoga
Ashtanga Yoga là gì? Những bài tập trong Ashtanga Yoga

Thông thường có 6 cấp của ashtanga yoga. Hầu hết thì người tập ashtanga yoga sẽ gắn bó với cấp cơ bản. Nếu tập luyện ashtanga yoga thường xuyên, bạn sẽ thấy được cơ thể bạn tiến bộ và thay đổi rất nhiều.

Mời bạn xem thêm lịch thi đấu bóng đá hôm nay cập nhật nhanh nhất và chính xác nhất trực tiếp ngay tại bongda.wap.vn

2. Những bài tập trong Ashtanga Yoga

Ashtanga yoga là loại hình được chia thành nhiều cac cấp độ khác nhau. Do đó, ngay cả người mới nhập môn yoga hay đã thành thạo yoga đều có thể chọn cho mình lớp học vừa sức hoặc là lớp học thử thách bản thân. Bạn đang ở cấp độ nào? Cùng tìm hiểu về 5 khía cạnh với các bộ tư thế khác nhau của Ashtanga yoga ngay sau đây.

2.1. Ashtanga Vinyasa

Phương pháp Ashtanga Vinyasa Yoga bao gồm có một Ashtanga Vinyasa giữa mỗi tư thế riêng lẻ để tạo ra nội nhiệt trong cơ thể, kéo căng cơ thể, luyện thở sâu và phát triển hệ tim mạch. Bộ bài tập Ashtanga Vinyasa này gồm có:

Thở vào với tư thế Chaturanga Dandasana (Tư thế trượng bốn chi).

Hít vào trong tư thế Urdhva Mukha Svanasana (Tư thế chó quay mặt lên trên).

Và thở ra ở tư thế Adho Mukha Svanasana (Tư thế chó quay mặt xuống).

2.2. Thiền định Ujjayi Pranayama

Trong tiếng Phạn, “prana” có ý nghĩa là năng lượng sinh lực và “yama” có nghĩa là kiểm soát. Ujjayi Pranayama được sử dụng trong toàn bộ quá trình thực hành Ashtanga Yoga. Sự tập trung liên tục vào hơi thở sẽ làm tăng cường sức mạnh cho phổi và cơ hoành, đồng thời mang lại trải nghiệm thiền định sâu sắc. Cách thực hành thiền định Ujjayi Pranayama:

Hóp phần sau cổ họng và hít vào bằng mũi để tạo ra âm thanh có thể nghe thấy được – một số người cho rằng nó giống như tiếng đại dương.

Tạm dừng sau khi bạn đã hít vào đầy đủ.

Giữ cổ họng co lại, sau đó lại thở ra bằng mũi.

Tạm dừng sau khi bạn đã thở ra hết cỡ.

Lặp lại nhiều lần hơn nữa để cảm nhận cơ thể và tâm trí được thư giãn một cách tối đa.

2.3. Bộ bài tập cơ bản

Bộ môn ở cấp độ Sơ cấp được gọi là Yoga Chikitsa hoặc là Yoga Trị liệu. Mục đích của trình tự cơ bản này là để loại bỏ bất kỳ vấn đề thể chất nào ngăn cản bạn có được một cơ thể khỏe mạnh. Đối với hầu hết các trường hợp, điều đó có nghĩa là mở rộng hông và kéo dài gân kheo. Thực hành chúng được cho là loại bỏ bệnh tật ra khỏi cơ thể. Loạt bài đầu tiên là tăng cường sức mạnh và thư giãn, và cũng chính là cửa ngõ để thực hành hàng trăm tư thế yoga.

Loạt tư thế cơ bản bao gồm:

Đầu tiên, người tập thực hiện các tư thế trong chuỗi yoga chào mặt trời.

Tiếp đến kaf người tập sẽ thực hiện một tập hợp các tư thế đứng. Các tư thế Ashtanga yoga này bao gồm có gập người về phía trước, xoay người và giữ thăng bằng.

Sau đó, người tập thực hiện một tập hợp các tư thế ngồi. Chúng gồm có nhiều tư thế ngồi gập người về phía trước, mở hông và vặn người.

Các tư thế vặn xoắn lưng (Twists yoga poses)

Các tư thế mở hông (Hip openers yoga poses): như là tư thế người cưỡi ngựa (low lunge), tư thế con thằn lằn (lizard pose), tư thế chim bồ câu.

Trình tự hoàn thiện:

Tư thế đứng bằng vai (Shoulderstand)

Tư thế con cá (Fish Pose)

Tư thế trồng cây chuối (Headstand)

Tư thế trẻ em (Child’s Pose)

Tư thế hoa sen với hơi thở (Lotus Pose with breathwork)

Tư thế xác chết (Corpse Pose)

2.4. Bộ bài tập trung cấp

Dòng Trung cấp được gọi là Nadi Shodhana, nadis chính là các kênh năng lượng vi tế tồn tại khắp toàn bộ cơ thể, và “shodhana” có nghĩa là thanh lọc hoặc làm sạch. Loạt các bài tập này giúp nâng cao tinh thần và năng lượng, bao gồm:

Trình tự bắt đầu giống như chuỗi cơ bản.

Tư thế gập lưng.

Cân bằng cơ thể trên cánh tay, thường sẽ là tư thế con quạ (crow pose), tư thế con quạ nghiêng từng bên (side crow pose), tư thế con đom đóm (Firefly Pose).

Các tư thế đảo ngược người như tư thế cái cày, tư thế bánh xe, tư thế con bọ cạp.

Trình tự được hoàn thiện tương tự như chuỗi cơ bản.

2.5. Bộ bài tập nâng cao

Dòng Ashtanga yoga nâng cao này hay còn được gọi là Sthira Bhaga. Trong đó, “sthira” mang nghĩa là ổn định và “bhaga” có nghĩa là rạng rỡ. Ghép chúng lại với nhau thì dòng Ashtanga yoga nâng cao có tác dụng phát triển sức mạnh nội tâm và nuôi dưỡng lòng trắc ẩn để cho bạn cảm thấy được tiếp thêm sức mạnh và thức tỉnh. Có đến hơn 100 tư thế yoga trong bộ bài tập Ashtanga yoga nâng cao. Dưới đây là một vài ví dụ.

Các tư thế mở hông ở mức độ nâng cao (Deep hip openers), bao gồm: tư thế lưỡi liềm (Crescent Lunge), tư thế con thằn lằn xoay người (Lizard Lunge Twist).

Tư thế cân bằng cơ thể bằng tay mức độ nâng cao (Advanced arm balances), bao gồm các tư thế vượt rào (Eka Pada Koundinyasana I), tư thế thân cây của voi (Elephant’s Trunk Pose).

Các tư thế xoắn sâu và liên kết (Deep twists and binds).

Các tư thế gập lưng sâu (Deep backbends).

Mời bạn xem thêm kèo bóng đá cập nhật nhanh nhất và chính xác nhất từ các trang thể thao uy tín hàng đầu hiện nay

Trên đây là những thông tin chia sẻ về ashtanga yoga và một số bài tập ashtanga yoga. Qua bài viết này hy vọng bạn đã hiểu rõ hơn về Ashtanga Yoga là gì.